Nguyên liệu
Măng Sặt Yên Bái
/măng Sặt - men rượu/
Măng Sặt Yên Bái được mùa nhất là vào cuối tháng 2 đầu tháng 4 dương lịch. Thân măng nhỏ, rất thẳng, búp măng to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, mọc tự nhiên và gần như không bị sâu bệnh hại
Vì được ủ ấp trong lòng đất mẹ trước khi ra khỏi mặt đất đón ánh nắng mặt trời vào mùa xuân nên mầm măng nào cũng tươi ngon, mập mạp khi vào chính vụ.
Gà H'mong
/gà H'mong - gạo Tú Lệ/
Gà H'mong (hay còn gọi là gà Mèo hay gà xương đen) là một giống gà bản địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc. Ban ngày, gà tự kiếm ăn quanh quẩn trong vườn. Tối đến, nó sẽ tự về nhà, ăn theo thức ăn của chủ và được chăm sóc với chế độ “ăn dưới đất - ngủ trên cây”.
Gà H'mong có thịt đen, xương đen, tất cả nội tạng đều đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít nên thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay.
Gạo nếp Tú Lệ
/gà H'mong - gạo Tú Lệ/
According to an ancient myth, the fairy gave rice seeds to the ancestors of the Thai people and instructed them to choose the ideal site to plant the seeds. Thai people searched all over the Northwest but could not find a satisfactory place. When they went down to Muong Lo stream, they found that the water here was cooler than usual, and the soil in the valley was also softer than other places. When the seeds are sown, green sprouts sprout to give fragrant, sticky rice grains. From there, Tu Le sticky rice was born.
Locals also claimed that in order to cook tasty sticky rice, glutinous rice grains needed to be soaked in pure spring water from Muong Lo stream.
Lá và hoa sâm Đương Quy
/gà H'mong - gạo Tú Lệ/
Đương Quy vốn là một cây thuốc được sử dụng hàng ngàn năm trong y học Phương Đông, vừa là thuốc bổ, vừa là thuốc chữa bệnh. Nếu chúng ta đã quá quen thuộc với phần rễ được ngâm rượu hay làm thuốc... thì phần lá và hoa của cây sâm đương quy còn có thể chế biến thành gia vị hoặc một số món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng.
Gạo Séng Cù và Củ từ
/Gia/
Ký ức cơm độn dường như chỉ đọng lại trong suy nghĩ của nhiều người lớn tuổi từ cái thời bao cấp, thiếu gạo, người ta độn bất cứ thứ lương thực nào khác trong nhà có được vào mỗi bữa cơm, có thể là khoai, sắn, ngô, củ từ… chỉ để mong no bữa, sống qua ngày. Lấy cảm hứng từ bát cơm độn khi đó, Gia sử dụng hạt gạo Séng Cù - đặc sản của vùng núi Tây Bắc và lựa những củ từ to mẫm, trắng tinh, thơm nức gửi đến thực khách “mâm cơm kí ức” của mùa Vui này.
Mắm ruốc
/bạch tuộc - cà chua/
Đây là loại gia vị được người dân miền Trung và Nam sử dụng khá nhiều trong mọi bữa ăn, Ruốc là loài giáp sát trông như con tép nhưng nhỏ hơn nhiều lần. Do kích thước nhỏ li ti nên thường dùng ăn tươi, phơi khô hoặc làm mắm. Con ruốc sống ở môi trường nước lợ hoặc nước mặn, chúng có mặt suốt dọc bờ biển nước ta. Nhưng ở mỗi vùng mỗi khác, thường thì từ tháng 11 âm lịch đến tháng 3 năm sau là mùa có thể bắt được nhiều ruốc nhất. Ruốc rất “nhạy cảm” với thời tiết và môi trường sinh sống. Chỉ cần thời tiết thay đổi hay môi trường biển, sông bị ô nhiễm, số lượng ruốc sẽ ít đi hoặc không có.
Đi dọc theo đất nước ta từ Bắc vào Nam, có thể qua nhiều vùng làm mắm ruốc khác nhau, mỗi vùng có một truyền thống riêng, cách làm riêng nhưng nhìn chung đều có vị mặn và mùi đặc trưng.