Blog

Cách tính cost món ăn – Chìa khóa thành công trong kinh doanh ẩm thực

Bước vào thế giới ẩm thực đầy hấp dẫn nhưng cũng không kém phần cạnh tranh, bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chinh phục thị trường? Hiểu rõ cách tính cost món ăn giúp xác định chính xác giá vốn món ăn, từ đó đưa ra mức giá bán hợp lý, đảm bảo lợi nhuận cho nhà hàng mà vẫn thu hút khách hàng. Cách tính cost món ăn chính là bí quyết mở ra cánh cửa thành công tạo dựng thương hiệu cho nhà hàng của bạn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Gia Restaurant để được giải đáp chi tiết về các cách tính cost món ăn hiệu quả.

Giá cost là gì?

Giá cost, hay còn gọi là giá vốn hàng bán, là giá trị của hàng hóa được bán trong một kỳ kế toán nhất định. Nó bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sản xuất hoặc mua sắm hàng hóa đó. Nói một cách đơn giản hơn, giá cost là giá gốc của sản phẩm.

Giá cost là gì?

Trong kinh doanh ẩm thực, giá cost (Food cost, Drink cost) đóng vai trò then chốt trong việc định giá, là giá bán niêm yết của sản phẩm, bao gồm giá vốn hàng bán (giá nguyên liệu, dụng cụ), chi phí marketing, chi phí vận hành và lợi nhuận mong muốn. Tuy nhiên, giá cost không phải là giá bán cuối cùng.

Lợi ích của việc tính giá cost 

Lợi ích của việc tính giá cost

Kiểm soát lợi nhuận hiệu quả

  • Nắm rõ giá cost chính xác là nền tảng để bạn xây dựng mức giá bán hợp lý, đảm bảo lợi nhuận cho từng sản phẩm.
  • Theo dõi biến động giá cost giúp bạn điều chỉnh giá bán kịp thời, tránh tình trạng lỗ vốn hay bỏ lỡ cơ hội gia tăng lợi nhuận.
  • Lập kế hoạch chi tiêu thông minh dựa trên giá cost, hạn chế lãng phí nguyên liệu, tối ưu chi phí vận hành.

Nâng cao khả năng cạnh tranh:

  • Xác định giá bán phù hợp với thị trường, thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
  • Tránh tình trạng “phá giá” dẫn đến lợi nhuận thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
  • Duy trì mức giá ổn định, tạo dựng uy tín và lòng tin cho khách hàng.

Đưa ra quyết định sáng suốt:

  • Phân tích hiệu quả hoạt động của từng món ăn, đồ uống dựa trên giá cost, từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh thực đơn hợp lý.
  • Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh.
  • Sắp xếp nguồn vốn hiệu quả, đầu tư đúng mục đích, tránh lãng phí.

Quản lý kho hàng chuyên nghiệp:

  • Theo dõi lượng nguyên liệu tồn kho dựa trên giá cost, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nguyên liệu.
  • Lập kế hoạch nhập kho khoa học, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.
  • Hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng, hao mòn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí.

Nâng cao chất lượng dịch vụ:

  • Sử dụng nguyên liệu chất lượng cao với giá thành hợp lý, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho nhà hàng, quán cà phê.
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng, thu hút khách hàng quay lại và giới thiệu cho bạn bè.

Bật mí 3 cách tính cost món ăn hiệu quả nhất

Cách tính cost món ăn theo tiêu chuẩn thực phẩm

Giá cost món ăn = Chi phí nguyên liệu cấu thành món ăn/Tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm

Cách tính cost món ăn theo tiêu chuẩn thực phẩm

Phương thức này là một trong những cách tính cost món ăn được nhiều nhà hàng, quán cafe áp dụng rộng rãi. Phụ thuộc vào chất lượng mà nhà hàng muốn định hướng (bình dân, tầm trung, cao cấp) để áp dụng tỷ lệ phần trăm phù hợp cho giá cost.

Thông thường tỷ lệ phần trăm được áp dụng phổ biến cho nguyên vật liệu sẽdao động trong khoảng từ 25% – 35%, dựa trên cả quy mô của nhà hàng. Tỷ lệ phần trăm càng cao thì càng đánh vào tâm lý chuộng giá rẻ của khách hàng và thu hút sự chú ý của khách hàng hơn. 

Cách tính cost món ăn dựa trên chi phí và lợi nhuận

Nếu áp dụng cách tính cost món ăn theo chi phí và lợi nhuận thì công thức như sau: 

P = C + (I + V)/m + X 

Cách tính cost món ăn dựa trên chi phí và lợi nhuận

Trong đó: 

  • P: Giá bán trên menu 
  • C: Chi phí giá vốn 
  • I: Chi phí quản lý + vận hành + marketing 
  • V: Số tiền thu hồi vốn và chi phí cơ hội/lãi ngân hàng 
  • X: Lợi nhuận mong muốn 
  • m: Hệ số dự trù mức doanh số mà bạn bán được trong tháng (m càng tăng thì lợi nhuận đem lại càng lớn) 

Trong đó, V =  (v+a.n.v)/n với v: Là vốn đầu tư ban đầu, a: Lãi suất ngân hàng/ lãi vay, n: Dự trù số tháng hòa vốn (dựa vào số năm ký kết hợp đồng với chủ nhà).

Cách tính cost món ăn theo đối thủ cạnh tranh

Đây là một cách tính cost món ăn đơn giản mà nhiều chủ quán áp dụng khi không muốn tính toán phức tạp. Bạn có thể theo dõi thị trường và dựa vào giá bán của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực để xây dựng giá và thiết lập menu cho quán cà phê hoặc trà sữa của mình. 

Cách tính cost món ăn theo đối thủ cạnh tranh

Điều lưu ý là không nên đặt giá quá thấp so với đối thủ cho những món tương tự. Làm như vậy có thể tạo ra áp lực lên quán trong việc cân đối các chi phí khác ngoài chi phí nguyên liệu, chẳng hạn như chi phí marketing và chăm sóc khách hàng.

Hãy sử dụng cách tính cost món ăn như món vũ khí lợi hại giúp bạn tự tin chinh phục thị trường F&B tiềm năng và tạo dựng thương hiệu thành công cho nhà hàng của mình. Chúc bạn thành công.

>> Đọc thêm: Allowance là gì? Giải mã phụ cấp trong nhà hàng – khách sạn và phân biệt với Bonus, Commission

viVI