Một trải nghiệm ăn uống hoàn hảo không chỉ là việc tận hưởng những món ăn ngon mắt và ngon miệng mà còn cần kết hợp với hương vị thơm ngon, độc đáo của đồ uống. Và với các nhà hàng cao cấp, rượu vang trở thành một lựa chọn không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là một chai rượu vang chất lượng.
Rượu vang là gì?
Rượu vang là loại đồ uống có cồn được làm bằng cách việc lên men các loại nho. Xét về mặt kỹ thuật, rượu vang có thể được làm từ bất cứ loại trái cây lên men nào nhưng hầu hết các loại rượu vang được làm từ việc lên men nho. Nho dùng để làm rượu có sự khác biệt hoàn toàn với các loại nho ăn hàng ngày. Cụ thể, các loại nho dùng làm rượu thường nhỏ và có nhiều hạt hơn, chúng cũng ngọt hơn nho ăn hàng ngày.
Các đặc tính cơ bản của rượu vang
Rượu vang có 5 đặc tính cơ bản bao gồm những yếu tố sau:
- Độ ngọt (Sweetness)
- Độ chua (Acidity)
- Độ chát (Tannin)
- Độ cồn (Alcohol)
- Độ đậm đặc (Body)
Độ ngọt
Độ ngọt của rượu vang được định nghĩa là phần đường còn sót lại sau quá trình lên men nho thành rượu. Có các tên gọi khác nhau để miêu tả mức độ ngọt của nó, từ Bone Dry đến Very Sweet. Để dễ hình dùng, trong một ly Dry Wine chứa khoảng nửa thìa cafe đường. Độ ngọt của rượu được sắp xếp theo thứ tự sau:
- Bone Dry: ít hơn 1 gram đường trên mỗi lít rượu
- Dry: 1 đến 10 gram đường trên mỗi lít rượu
- Off-Dry: 17 đến 35 gram đường trên mỗi lít rượu
- Sweet: 35 – 120 gram đường trên mỗi lít rượu
- Very Sweet: 120 đến 220 gram đường trên mỗi lít rượu
Độ chua
Độ chua của rượu vang được đo theo thang đo độ pH, thường nằm trong khoảng từ 2.5 đến 4.5 pH. Hiểu một cách đơn giản, rượu vang có độ chua là 3 pH sẽ có độ chua gấp 10 lần loại rượu có độ chua là 4 pH.
Axit chính là đặc tính chính để góp phần tạo nên độ chua của rượu. Hầu hết các loại axit trong rượu vang nho đến từ tartaric, malic, citric. Khi nho càng chín thì độ chua giảm dần và nó trở nên ít axit hơn. Đó cũng là lí do loại rượu đến từ những nơi có khí hậu lạnh, nho thường khó chín và có độ chua cao hơn bình thường.
Độ chát
Tất cả các loại rượu vang đều có chứa tannin (vị chát). Đây là kết quả của các hợp chất phenolic được tìm thấy chủ yếu trong vỏ, hạt và thân nho. Đó cũng là lý do tại sao rượu vang đỏ có xu hướng chứa nhiều tannin hơn rượu vang trắng. Bởi khi làm rượu vang đỏ, vỏ, hạt thân nho đều được ép để tạo màu rượu, hay còn gọi là ngâm rượu. Trong khi đó, rượu vang trắng thường chỉ được làm từ nước trái cây mà không cần ngâm.
Tannin trong rượu còn đến từ thùng gỗ sồi được dùng để ủ rượu, thùng gỗ sồi mới có ảnh hưởng về tannin nhiều hơn so với thùng gỗ sồi cũ. Độ tannin cao sẽ loại bỏ bớt protein trên lưỡi của bạn, tạo ra cảm giác khô và xít răng khi thưởng thức đồ ăn, cảm giác đó thường được gọi là sự hấp dẫn – “Grippy” của rượu vang. Độ tannin cao cũng giúp tạo ra cảm giác sạch miệng. Đó là lý do chúng thường được phục vụ kèm với các món ăn như beef steak, phô mai và mỳ Ý.
Độ cồn
Nồng độ cồn của rượu là phần trăm thể tích của cồn trong mỗi lít rượu và thường được gọi là ‘ABV’ (Alcohol by Volume). Độ cồn của rượu vang là nhiệt độ được cảm nhận trong vòm họng của người thưởng thức. Rượu vang càng có nồng độ cao, càng tạo ra cảm giác nóng trong họng.
Lượng đường trong nho được phát triển vào thời điểm thu hoạch có liên quan trực tiếp đến nồng độ cồn của rượu vang, lượng đường càng cao thì nồng độ cồn càng cao. Một ly rượu vang trung bình chứa khoảng 11% đến 13% cồn. Rượu có ABV cao hơn sẽ có vị ấm hơn và đậm hơn, gần giống như một cảm giác nóng nhẹ trên vòm miệng,
Các tiêu chí đánh giá một chai rượu vang
Hương vị
Hương vị của rượu sẽ được xác định từ khi đưa rượu vào miệng đến dư vị cuối cùng mà bạn nhận thấy. Mỗi chai rượu có 4 hương vị cơ bản là: ngọt, chua, mặn và đắng. Khi thưởng thức rượu vang, bạn sẽ dùng đầu lưỡi để cảm nhận vị của rượu, sau đó dùng vùng vòm họng để đánh giá kết cấu, độ sệt, nhiệt độ,… của rượu.
Trong 4 vị trên thì vị ngọt và chua là hai vị quan trọng nhất trong đánh giá rượu bằng vị giác. Hai vị còn lại chủ yếu làm chức năng ghi dấu hoặc làm nền cho các mùi vị khác. Những hương vị này có thể cảm nhận ngay lúc đưa rượu vào miệng hoặc có thể có độ trễ nhất định trong một khoảng thời gian tiêu chuẩn.
Màu sắc
Rượu vang có 3 màu chính là đỏ, trắng và hồng. Sắc độ của màu rượu có thể thay đổi tùy thuộc vào thùng ủ hoặc hương liệu, các loại trái cây dùng để lên men. Để xác định chính xác màu rượu, các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách đổ rượu vào 1/3 cốc nếm có dạng hoa Tulip, giữ lấy phần chân và dùng một phông nền trắng để đổi chiếu.
Độ trong – đục
Độ trong – đục là yếu tố biểu thị khá rõ chất lượng của rượu. Những chai rượu ngon là những chai có độ trong suốt, không có cặn hay tạp chất. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, bạn tuyệt đối không nên sử dụng những chai rượu có dấu hiệu vẩn đục, không thể nhìn xuyên qua.
Mùi hương
Đối với rượu vang ngon, nó thường có mùi thơm dịu, đó là mùi hương thứ cấp (được tạo ra từ quá trình lên men rượu). Ngược lại, đối với những chai vang kém chất lượng thì sẽ cho mùi nồng và khi hít sẽ cảm giác hơi ngạt.
Trên đây là các đặc tính cơ bản và tiêu chí để đánh giá rượu vang. Tại Gia, bên cạnh rượu vang cao cấp, chúng tôi còn mang đến cho thực khách những lựa chọn khác nhau về đồ uống, bao gồm: đồ uống không cồn và đồ uống có cồn. Những món đồ uống này sẽ được kết hợp khéo léo cùng những món ăn trong menu để làm nổi bật hương vị của cả hai.